Diễn Đàn Thanh Niên Cộng Sản Việt Nam

Cộng Hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Trực tuyến với những người bắc cầu tâm hồn Việt-Mỹ

Posted by diendantncsvn trên 06/01/2010


Hơn 20 năm, khoảng thời gian không ngắn trước khi quan hệ Việt – Mỹ bình thường hóa, các nhà văn của Trung tâm William Joiner đã làm gì, làm như thế nào và phải đương đầu với những khó khăn và đe dọa ra sao để truyền bá văn học Việt Nam vào Mỹ để người Mỹ có một cái nhìn đúng nhất về con người và đất nước Việt Nam và góp phần không nhỏ cho tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước sau chiến tranh?

Người chơi bóng rổ với Việt cộng

Từ ngày 5 đến 10 tháng 1, hơn 100 nhà văn, nhà thơ, dịch giả văn học từ nhiều nước trên thế giới đã có mặt ở Hà Nội để tham dự Hội nghị truyền bá văn học Việt Nam ra thế giới. Một trong những đoàn có số đại biểu tham dự đông nhất và cũng có vai trò rất quan trong trong việc truyền bá văn học Việt Nam ra thế giới là đoàn nhà văn Mỹ. Đó là những nhà văn đã thực sự tham gia vào việc giới thiệu văn học nói riêng và văn hóa nói chung vào Mỹ trong thời gian sau năm 1975 đến nay.

Ông Kevin Bowen tham gia bàn tròn.

Tất cả những nhà văn trong đoàn nhà văn Mỹ là các thành viên của Trung tâm William Joiner (Trung tâm nghiên cứu hậu quả xã hội và chiến tranh) của trường Đại học Massachusetts. Đây là Trung tâm nghiên cứu hậu quả chiến tranh chủ yếu thông qua văn học, nghệ thuật. Trung tâm William Joiner là tổ chức phi Chính phủ đầu tiên ở Mỹ đã lập ra một lộ trình để đưa văn học, văn hóa Việt Nam vào Mỹ ngay từ những năm tháng mà quan hệ hai nước Việt Nam và Mỹ còn nhiều khó khăn và giá lạnh. Các nhà văn của Trung tâm William Joiner đã vượt qua mọi thách thức, mọi đe dọa và khó khăn nhiều mặt để đưa các nhà văn Việt Nam cũng như các tác phẩm văn học Việt Nam đến với công chúng Mỹ.

Giáo sư văn chương Bruce Weigl. Ảnh:

Chúng ta có thể nói rằng: khi các chính khách và các nhà ngoại giao Việt Nam chưa thể cất tiếng nói của mình ở trên đất Mỹ thì các nhà văn Việt Nam với sự nỗ lực của Trung tâm William Joiner đã cất tiếng nói của mình trước mọi tầng lớp xã hội Mỹ. Họ là những sứ giả hòa bình và văn hóa đầu tiên của dân tộc Việt Nam đến Mỹ và nói với người Mỹ về khát vọng hòa bình của dân tộc họ, về nền văn hóa lâu đời của Việt Nam, về thiện trí của dân tộc Việt Nam đối với tương lai của mình và của các dân tộc trên toàn thế giới.

Trung tâm William Joiner và các nhà văn cũng như các thành viên của họ đã nỗ lực không ngưng nghỉ trong hơn 20 năm qua để dựng lên chân dung văn hóa của dân tộc Việt Nam. Họ đã làm công việc này một cách âm thầm và dũng cảm trong những điều kiện vô cùng khó khăn khi mà biết bao người khác không dám làm.

Hơn 20 năm, khoảng thời gian không ngắn trước khi quan hệ Việt – Mỹ bình thường hóa, các nhà văn của Trung tâm William Joiner đã làm gì, làm như thế nào và phải đương đầu với những khó khăn và đe dọa ra sao để truyền bá văn học Việt Nam vào Mỹ để người Mỹ có một cái nhìn đúng nhất về con người và đất nước Việt Nam và góp phần không nhỏ cho tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước sau chiến tranh?

Để trả lời câu hỏi này, Tuanvietnam mở Bàn trong trực tuyến với chủ đề: Văn học Việt Nam và con đường đến Mỹ sau chiến tranh. Khách mời của Bàn tròn là nhà thơ cựu binh, giáo sư văn chương Kevin Bowen, giám đốc Trung tâm William Joiner, nhà thơ cựu binh, giáo sư văn chương Bruce Weigl và nhà thơ Mỹ gốc Việt, Tiến sỹ Nguyễn Bá Chung, Giám đốc điều hành, Trung tâm William Joiner. Người dẫn chương trình là nhà thơ, nhà báo, Nguyễn Quang Thiều.

Bàn tròn Văn học Việt Nam và con đường đến Mỹ sau chiến tranh sẽ bắt đầu lúc 14h 30 ngày 7 tháng 1 năm 2010 tại Trụ sở báo Vietnamnet.

Bình luận về bài viết này